Top 50 Mẫu Cửa Sổ Bằng Gỗ Đẹp Độc Đáo Nhất Hiện Nay Từ 2 Cánh Đến 4 Cánh
Bất kỳ ngôi nhà phố, nhà ống hay nhà biệt thự nào cũng cần phải có cửa sổ. Khi xây nhà ai cũng mong muốn tìm được 1 mẫu cửa sổ đẹp phù hợp với kiến trúc của ngôi nhà. Bên cạnh đó tiêu chí bền bỉ, độ an toàn cao cũng là những tiêu chí bắt buộc khi đóng cửa sổ. Để sản xuất ra cửa sổ có khá nhiều chất liệu phổ biến như cửa sổ gỗ, cửa sổ nhôm kính, cửa nhựa lõi thép. Mỗi loại đều có những ưu điểm và cũng tồn tại những nhược điểm riêng.
Bạn đang xem: Top 50 mẫu cửa sổ bằng gỗ đẹp độc đáo nhất
Cửa sổ nên chọn chất liệu gì để đóng
Để làm ra 1 bộ cửa sổ dùng cho 1 ngôi nhà hiện nay có 4 chất liệu chính. Các loại cửa sổ phổ biến đó là cửa sổ gỗ tự nhiên, nhôm kính, cửa sắt và cửa nhựa lõi thép. Chi tiết từng loại cửa này như sau:
1. Cửa sổ nhôm kính
Cửa sổ nhôm kính là loại cửa được cấu tạo bởi 2 thành phần chính là khung nhôm và pano cửa là tấm kính cường lực. Khung nhôm bên ngoài sẽ có tác dụng định hình, nâng đỡ phần kính bên trong sao cho chắc chắn, an toàn khi sử dụng. Hiện nay, cửa sổ nhôm kính thường được ứng dụng dưới đa dạng kiểu dáng, kích cỡ. Cách mở thường được làm dạng như cửa quay, cửa lùa, cửa lật.
Cửa sổ nhôm kính cho phép lượng ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài vào trong nhà. Những vẫn ngăn chặn được những ảnh hưởng từ khói bụi và mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên cửa sổ nhôm kính chỉ có các màu cơ bản như màu trắng hay màu xám lông chuột. Cửa nhôm kính thường chứa nhiều hàn khí (khí lạnh), đối với những người đề cao phong thủy thường khó lựa chọn. Một điều nữa là cửa sổ nhôm kính thường ứng dụng cho các công trình cần chi phí thấp. Độ an toàn tương đối vì những tấm pano kính sẽ không bảo vệ ngôi nhà được 1 cách tuyệt đối.
2. Cửa sổ sắt
Cửa sổ sắt là loại cửa sổ có khung cửa và huỳnh cửa được làm bằng sắt . Tấm pano có thể cũng là sắt hoặc kết hợp với kính. Cửa sổ sắt thường hàn thêm các khung bảo vệ cửa sổ để tăng tính an toàn. Nhìn chung cửa sổ sắt giúp cho ngôi nhà của bạn trở nên thoáng mát hơn, cho phép ánh sáng mặt trời, gió, không khí được lưu thông.
Nhược điểm của cửa sổ sắt đó là hình dáng thường thô ráp do sắt khó uốn nén. Thường xuyên phải sơn lại do bị oxy hóa, hoen rỉ khi tiếp xúc nhiều với nước mưa. Cửa gỗ sắt ít hình dáng để chọn và thường phù hợp với các công trình bình dân.
3. Cửa sổ nhựa lõi thép
Cửa sổ nhựa lõi thép là loại cửa sổ nhân tạo có khung cánh được cấu tạo từ thanh nhựa u
PVC. Bên trong là phần lõi thép mạ kẽm nhằm gia tăng khả năng chịu lực cho cửa sổ. Cửa nhựa lõi thép hay còn gọi là cửa nhựa u
PVC, ưu điểm của loại cửa này là không bị dẻo hóa, khả năng chịu nắng mưa tốt.
Nhược điểm của cửa sổ nhựa lõi thép đó là cũng ít hình dáng để chọn. Số lượng màu sắc chủ yếu là các loại màu đơn sắc như xám, trắng, đen. Là loại cửa thiên về lấy sáng hơn là tính riêng tư hay sự sang trọng do tấm pano chủ yếu là kính cường lực.
4. Cửa sổ gỗ tự nhiên
Cửa sổ gỗ tự nhiên được sử dụng rộng rãi với những căn nhà cổ điển và mang nét truyền thống của những ngôi nhà Á Đông. Đối với chất liệu tương đối đắt tiền này sẽ mang lại những đặc điểm đáng đồng tiền khi được bố trí trong các ngôi nhà. Cửa sổ gỗ cũng giống như cửa gỗ phòng ngủ hay cửa gỗ mặt tiền đẹp luôn mang nét cổ điển đặc trưng và không bao giờ bị lỗi thời. Đối với những căn hộ ở vùng ngoại ô, cửa sổ gỗ luôn tạo luồng khí mát tự nhiên; cho căn nhà và tôn lên vẻ đẹp gần gũi với thiên nhiên.
Nhược điểm duy nhất của cửa sổ gỗ tự nhiên đó là lớp sơn cửa thường bị phai màu do nắng mưa gây ra. Tuy nhiên đó chỉ là hiện tượng phai màu của lớp sơn, chứ chất gỗ bên trong không thay đổi. Để khắc phục hiện tượng này thì khoảng 3 – 5 năm tiến hành sơn mới lại 1 lần.
Tập hợp những mẫu cửa sổ đẹp
Khi sản xuất cửa sổ gỗ nguyên tắc đầu tiên sẽ dựa trên bản vẽ kiến trúc mà định ra kích thước của cả bộ cửa. Từ kích thước đó chúng ta xác định được số cánh cửa bao nhiêu là phù hợp. Ngoài ra, tùy theo gu thẫm mỹ cũng như công năng sử dụng mà nên dùng loại pano kính, pano đặc hay lá sách.
1. Mẫu cửa sổ đẹp 2 cánh bằng gỗ
Cửa sổ 2 cánh là loại cửa gỗ 2 cánh mở, lùa hoặc xoay tùy theo chất liệu. Cửa sổ 2 cánh là loại cửa sổ có kích thước vừa phải, phù hợp để làm cửa hông hoặc cửa sổ cạnh cửa mặt tiền. Cửa sổ 2 cánh nếu đặt sát cửa mặt tiền thì nên chọn cách bố trí hình dáng tương đồng. Để nhìn vào có cảm giác hài hòa hơn.
Cửa sổ là bộ phận quá quen thuộc trong ngôi nhà. Công năng của cửa sổ là mang ánh sáng và gió mát tự nhiên bên ngoài vào trong nhà bạn, tạo độ thoáng mát và sáng sủa cho không gian căn nhà. Ngoài ra cửa sổ được thiết kế mang tính thẩm mỹ cao góp phần tôn lên vẻ đẹp cho không gian ngôi nhà. Cùng Binba Decor khám phá những mẫu cửa sổ đẹp tuyệt vời nhé.
Những điều cần biết khi thiết kế cửa sổ
Các chất liệu sử dụng làm cửa sổ phổ biến
Các mẫu cửa sổ đẹp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Những điều cần biết khi thiết kế cửa sổ
Chọn hướng đặt cửa sổ thích hợp
Việc chọn hướng trổ cửa sổ rất quan trọng. Nó ảnh hưởng lớn đến cảnh quan ngôi nhà cũng như quyết định luồng khí lưu thông trong nhà. Giúp cho các thành viên trong gia đình được tiếp xúc với không khí trong lành, tự nhiên. Không tính đến những ngôi nhà ống trong thành phố không có nhiều lựa chọn vị trí trổ cửa sổ. Hướng mở cửa sổ thích hợp nhất là hướng Đông hoặc Đông Nam để đón được ánh nắng ban mai. Hãy tránh trổ cửa sổ ở hướng Tây, đây là hướng nắng chiều gay gắt, đem theo cái nắng nóng vào ngôi nhà.
Số lượng cửa sổ cho ngôi nhà
Không phải càng nhiều cửa sổ thì ngôi nhà càng mát mẻ. Qúa nhiều cửa sổ sẽ khiến có nhiều luồng khí lưu thông trong nhà. Theo phong thủy, điều này có thể khiến bạn bị hao tổn tài vận. Ngược lại, nếu quá ít cửa sổ sẽ khiến căn nhà trở nên tù túng và bí bách. Thậm chí có thể gây ngợp vì thiếu oxi tự nhiên. Như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mọi người, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
Vậy, một ngôi nhà nên mở bao nhiêu cửa sổ? Không có số lượng cụ thể cho mỗi ngôi nhà bởi số lượng phụ thuộc vào số phòng của ngôi nhà đó. Đối với phòng khách rộng rãi, thoáng mát, bạn có thể lắp 2 cửa sổ. Đối với các phòng khác (phòng ngủ, phòng bếp, phòng tắm…) mỗi phòng chỉ nên trổ 1 cửa sổ mà thôi.
Số lượng này vừa đủ để mang ánh sáng tự nhiên vào toàn bộ căn nhà của bạn, vì vậy bạn cần lưu ý khi thiết kế cửa sổ!

Kích thước cửa sổ thế nào là đủ?
Kích thước chuẩn của một cửa sổ tối đa bằng 30% kích thước cửa chính. Độ cao của cửa sổ phải đạt bằng chiều cao trung bình của các thành viên trong gia đình. Cửa sổ nếu đặt quá cao hoặc quá thấp sẽ gây khó chịu khi đứng gần. Thông thường, cạnh dưới cửa sổ cách sàn nhà không quá 80cm. Một vài trường hợp có thể thấp hơn (khoảng 50cm).
Tuy nhiên, đó chỉ là kích thưởng chuẩn phổ thông. Sẽ vẫn có các trường hợp đặc biệt ngoại lệ, phá vỡ quy chuẩn ấy.
Xem thêm: Bảng Tiêu Chuẩn Thép Ống Đúc, Quy Cách Và Trọng Lượng Thép Ống Hòa Phát
Các chất liệu sử dụng làm cửa sổ phổ biến
Cửa sổ chất liệu nhôm kính
Chất liệu nhôm kính cho phép lượng ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài vào trong nhà, những vẫn ngăn chặn được những ảnh hưởng từ khói bụi và mùi hôi khó chịu.Với kết cấu cánh cửa khít và kín gió, loại cửa này có thể sử dụng trong các căn phòng có máy lạnh, hạn chế tiêu hao năng lượng.Ngoài những ưu điểm trên, cửa sổ nhôm kính còn được ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ cao và vẻ ngoài hiện đại. Đây chính là lựa chọn lý tưởng cho những căn nhà phố hiện đại.

Cửa sổ chất liệu gỗ tự nhiên
Cửa sổ gỗ tự nhiên được sử dụng rộng rãi với những căn nhà cổ điển và mang nét truyền thống của những ngôi nhà Á Đông. Đối với chất liệu tương đối đắt tiền này sẽ mang lại những đặc điểm đáng đồng tiền khi được bố trí trong các ngôi nhà:
Cửa sổ gỗ luôn mang nét cổ điển đặc trưng và không bao giờ bị lỗi thời. Đối với những căn hộ ở vùng ngoại ô, cửa sổ gỗ luôn tạo luồng khí mát tự nhiên cho căn nhà và tôn lên vẻ đẹp gần gũi với thiên nhiên.
Đối với những căn hộ cổ điển sang trọng, cửa sổ gỗ tự nhiên luôn mang lại giá trị về kinh tế và cả mặt thẩm mỹ. Ngoài ra, hiện nay cửa sổ gỗ còn được kết hợp với kính và sắt, đáp ứng được nhiều nhu cầu của các hộ gia đình ở Việt Nam.

Cửa sổ khung sắt
Với khả năng bảo mật tốt cho những căn nhà, tiết kiệm chi phí, tính thẩm mỹ cao thì đây chính là lựa chọn ưu ái cho các gia đình. Kèm theo sự phát triển của xã hội, kỹ nghệ sắt tiến bộ mang lại ưu điểm cho các loại cửa sổ sắt như:
Các họa tiết trên cửa sổ được thiết kế độc đáo mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ cho căn nhà.
Bảo vệ an toàn cho ngôi nhà với khả năng chống đột nhập rất cao.
Có thể kết hợp với nhiều chất liệu khác để tạo nên những mẫu cửa sổ độc đáo.
Các mẫu cửa sổ đẹp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Mẫu cửa sổ đẹp bằng gỗ
Từ trước đến nay, các mẫu cửa sổ đẹp bằng gỗ tự nhiên vẫn rất được nhiều người yêu thích và lựa chọn. Bởi lẽ các loại cửa sổ bằng gỗ này không chỉ mang độ bền cao mà còn mang nét đẹp sang trọng và quý phái. Hơn hết, những mẫu cửa sổ đẹp bằng gỗ này còn có thể kết hợp với nhiều vật liệu khác nhau. Điều này sẽ giúp tạo nên nét đẹp đồng điệu cho thiết kế kiến trúc và nội thất của ngôi nhà.


Mẫu cửa sổ đẹp hiện đại
Với sự phát triển mạnh của ngành nội thất, các mẫu cửa sổ cũng ngày càng đa dạng từ kiểu dáng cho đến vật liệu sản xuất. Trong thời gian gần đây, những mẫu cửa sổ đẹp hiện đại có thiết kế tuy đơn giản nhưng lại trở thành xu hướng được rất nhiều người ưa chuộng.


Mẫu cửa sổ mở quay
Đây là mẫu cửa sổ có thết kế giống như cửa chính. Bản lề cố định một bên cánh cửa vào tường, phần còn lại có thể dễ dàng mở ra hoặc vào tùy thiết kế. Trước kia, mẫu cửa sổ này có thể mở tối đa 180 độ, nhưng theo thời gian, thiết kế mở quay góc rộng này không còn phù hợp và tính thẩm mỹ không cao. Thay vào đó là các mẫu cửa sổ mở quay góc 90 độ. Đảm bảo được độ an toàn và tăng thời gian sử dụng cửa sổ.

Mẫu cửa sổ đẹp trượt mở
Cửa sổ trượt mở có ưu điểm tiết kiệm không gian sử dụng tối đa, không bị hạn chế bởi không gian bên trong lẫn bên ngoài ngôi nhà. Tuy nhiên, có ưu điểm ắt hẳn cũng tồn tại nhược điểm. Nhược điểm của mẫu cửa sổ này là chỉ có thể sử dụng một nửa diện tích cửa thay vì 100% như các loại cửa khác. Bên cạnh đó, cửa sổ trượt mở rất khó làm sạch bụi bẩn ở khe trượt.

Mẫu cửa sổ tò vò
Cửa sổ tò vò hay còn được gọi bằng cái tên cửa sổ vòm. Đây là mẫu cửa sổ với thiết kế mang phong cách cổ điển. Thường mẫu cửa sổ này được dùng cho những ngôi nhà xưa. Đặc điểm của mẫu cửa sổ này bao gồm 2 phần. Phần cánh cửa hình chữ nhật có thể mở được bên dưới kết hợp với phần vòm cung cố định bên trên. Phần vòm này tạo nên nét mềm mại cũng như tăng thêm diện tích lấy sáng cho căn nhà. Một vài cửa sổ dùng kính màu thay cho kính trong để tạo thêm tính nghệ thuật cho cửa sổ.

Mẫu cửa sổ đẹp cho mái hiên
Cửa sổ mái hiên có kích thước khá nhỏ. Được thiết kế mở hất ra bên ngoài từ phía dưới. Với thiết kế này sẽ giúp bạn thoải mái đón nhận luồng không khí từ bên ngoài mà không sợ mưa nắng. Đồng thời, với kích thước nhỏ và lắp đặt trên cao nên bạn sẽ không cần lắp đặt ô văng cửa sổ.
Mẫu cửa sổ này thường được lắp đặt cho phòng tắm hoặc phòng bếp

Mẫu cửa sổ đẹp trần
Cửa sổ trần là những cửa sổ được trổ với mục đích lấy ánh sáng và view cho căn nhà. Loại cửa sổ này cố định vào tường và không thể mở được. Dùng chất liệu kính cường lực dày để đảm bảo độ an toàn cũng như khả năng lấy sáng tốt. Hiện nay, những ngôi nhà chung cư cao tầng hiện đại rất ưa chuộng loại cửa sổ này.

Trên đây là những thông tin về các mẫu cửa sổ thịnh hành hiện nay. Binba Decor hi vọng bạn bạn đã có được những thông tin bổ ích cần thiết.