TÌM HIỂU ĐỊNH MỨC NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT QUA 5 BƯỚC ĐƠN GIẢN

-

Trong doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất nói riêng, vấn đề quản trị giá thành sản xuất luôn luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu.

Đằng sau câu chuyện quản trị giá thành sản xuất là các vấn đề hao phí về vật liệu, về nhân công, về máy móc thi công…để tạo nên một sản phẩm và giá thành của sản phẩm đó để giảm rủi ro về thuế.

Bạn đang xem: Định mức nguyên vật liệu

Để hỗ trợ Quý Khách hàng nắm được các quy định về định mức sản xuất, cách xây dựng định mức trong sản xuất để giảm rủi ro về thuế? Chúng tôi xin tổng hợp và phân tích trong bài viết sau đây.

Khái niệm về định mức theo quy định pháp luật

Nhằm khái quát nhất vấn đề này, trước tiên chúng tôi sẽ trả lời cho câu hỏi mà nhiều người còn đang băn khoăn: Định mức là gì?

Định mức có thể hiểu là quy định mức hao phí cần thiết về vậy liệu, nhân công và máy móc thi công để hoàn thành nên một đơn vị khối lượng nào đó.

Đây chỉ là một khái niệm tổng thể và cho ta cái nhìn bao quát về định mức. Được bao hàm trong khái niệm này sẽ là các khái niệm chuyên sâu hơn trong những lĩnh vực cụ thể như: Định mức sản phẩm; Định mức hao hụt vật liệu; Định mức nguyên vật liệu sản xuất; Định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất; …

Định mức sản phẩm là gì? – Là số lượng sản phẩm cần phải sản xuất trong một đơn vị thời gian nhất định cho một chỉ tiêu nhất định được đặt ra bởi một doanh nghiệp.

Định mức nguyên vật liệu là gì? – Là các phương pháp xác định lượng vật liệu cần thiết đủ làm một sản phẩm cho các chất liệu khác nhau.

Định mức tiêu hao nguyên vật liệu là gì? – Là các phương pháp xác định các nguyên vật liệu đã bị hao hụt (bị mất đi hoặc trở thành phế phẩm) trong quá trình tạo nên thành phẩm tính trên một đơn vị sản phẩm.

Quy định của pháp luật Việt Nam về định mức trong sản xuất?

Nắm được quy định về định mức, không chỉ giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn trong hoạt động kinh doanh mà còn là nền tảng để doanh nghiệp phát triển theo đúng định hướng luật định.

Nói một cách dễ hiểu, vấn đề định mức trong kinh doanh luôn được điều chỉnh bởi hệ thống các quy định pháp luật, cụ thể qua các thời kỳ như sau:

Căn cứ pháp lý:

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 03 tháng 6 năm 2008 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.

Nghị định số 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 11 tháng 12 năm 2008 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Quy định về định mức nguyên vật liệu trong sản xuất: Quy định về định mức nguyên vật liệu, định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất tại điểm 2.3 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC như sau:

Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý.

Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và lưu tại doanh nghiệp đồng thời xuất trình đầy đủ với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.

Riêng định mức chính của những sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 03 tháng đầu năm hoặc 03 tháng kể từ khi bắt đầu đi vào sản xuất, kinh doanh (đối với doanh nghiệp mới thành lập hoặc trường hợp doanh nghiệp có bổ sung sản xuất những sản phẩm mới mà sản phẩm này thuộc diện phải thông báo định mức nhưng chưa được thông báo).

Danh mục định mức chính của những sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp do doanh nghiệp quyết định.

Trường hợp doanh nghiệp trong thời gian sản xuất kinh doanh có điều chỉnh, bổ sung định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã thông báo với cơ quan thuế thì phải thông báo lại cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp biết.

Thời hạn cuối cùng của việc thông báo cho cơ quan thuế việc điều chỉnh, bổ sung định mức tiêu hao là thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của năm quyết toán.

Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.

Trường hợp doanh nghiệp không thông báo định mức cho cơ quan thuế đúng thời hạn quy định thì cơ quan thuế khi thanh tra, kiểm tra có quyền ấn định chi phí nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá.

Từ quy định trên có thể thấy, tại thời điểm này các doanh nghiệp phải tự xây dựng định mức trong sản xuất, sau khi xây dựng xong định mức, doanh nghiệp cần gửi những định mức chính mà mình xây dựng đến Cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời gian 3 tháng đầu năm hoặc 3 tháng tính từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (tham khảo cách định mức nguyên vật liệu ngành may, cách xây dựng định mức xăng dầu; xây dựng bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu

Trong trường hợp, doanh nghiệp có điều chỉnh, bổ sung về định mức đã thông báo với Cơ quan thuế trước đó, cần làm thông báo về việc thay đổi bổ sung đó đến Cơ quan thuế trong thời hạn 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính (trùng với thời hạn Doanh nghiệp phải nộp tờ khai quyết toán thuế doanh nghiệp cho cơ quan thuế theo quy định quyết toán năm).

Nếu Doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ thông báo định mức cho Cơ quan thuế (không thông báo định mức trong sản xuất đúng thời hạn luật định), lúc này Cơ quan thuế có quyền ấn định chi phí nguyên vật liệu trong sản xuất khi thực hiện thủ tục thanh tra, kiểm toán.

Căn cứ pháp lý:

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.

Nghị định số 218/2013/NĐ-CP do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hàng ngày 26 tháng 12 năm 2013 có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2014 quy định chi tiết và hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Quy định về định mức nguyên vật liệu trong sản xuất: Quy định về định mức nguyên vật liệu, định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất tại điểm 2.3 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau:

Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa phần vượt mức tiêu hao hợp lý.

Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và lưu tại doanh nghiệp.

Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hóa Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.

Theo quy định trên, có thể thấy đối với các nguyên vật liệu, nhiên liệu không có quy định về định mức của Nhà nước, Doanh nghiệp có thể tự tìm cách xây dựng định mức trong sản xuất và lưu tại doanh nghiệp của mình thay vì thông báo đến Cơ quan thuế như trước đây.

Căn cứ pháp lý:

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.

Nghị định số 218/2013/NĐ-CP do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hàng ngày 26 tháng 12 năm 2013 có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2014 quy định chi tiết và hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Quy định về định mức nguyên vật liệu trong sản xuất: Các quy định về định mức nguyên vật liệu, định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất được quy định cụ thể tại điểm 2.3 Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC, cụ thể: Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức.

Có thể thấy, theo quy định hiện hành, việc doanh nghiệp xây dựng định mức không còn mang tính bắt buộc theo quy định của pháp luật đồng thời Doanh nghiệp cũng không cần thực hiện các thủ tục thông báo định mức (trong trường hợp Doanh nghiệp vẫn tiến hành xây dựng định mức) đối với các nguyên vật liệu, nhiên liệu Nhà nước chưa ban hành định mức.

Tuy nhiên, quy định này của pháp luật cũng đặt ra cho Doanh nghiệp vấn đề cần quan tâm, đó là những hao hụt trong định mức và ngoài định mức.

Bởi vì, đối với các nguyên vật liệu, nhiên liệu Nhà nước đã ban hành định mức (định mức tiêu hao nhiên liệu của Nhà nước), phần chi phí vượt định mức (ngoài định mức) Doanh nghiệp sẽ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Lúc này vai trò của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Quy định của pháp luật Việt Nam về định mức trong các lĩnh vực khác

Thứ nhất, Quy định về định mức trong lĩnh vực xây dựng

Có thể nói, lĩnh vực xây dựng là một trong những lĩnh vực có các định mức được điều chỉnh khá chặt chẽ bởi hệ thống các văn bản pháp luật.

Bởi trong lĩnh vực xây dựng có rất nhiều các định mức quan trọng như: định mức vật liệu xây dựng; định mức nguyên vật liệu trong xây dựng; định mức nhân công trong xây dựng; định mức chi phí rà soát….

Cụ thể, những văn bản pháp luật cần quan tâm hàng đầu khi bạn muốn nắm rõ về định mức xây dựng mới nhất và muốn tra định mức xây dựng bao gồm:

Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ban hành ngày 25 tháng 03 năm 2015 có hiệu lực từ ngày 10 tháng 5 năm 2015 quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Thông tư 05/2016/TT-BXD ban hành ngày 10 tháng 3 năm 2016 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2016 hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Thông tư 06/2016/TT-BXD ban hành ngày 10 tháng 3 năm 2016 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2016 hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Quyết định số 79/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 15 tháng 02 năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2017 công bố định mức chi phí quản lý dự án và đầu tư xây dựng;

Quyết định số 1134/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 08 tháng 10 năm 2015 có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 2015 quy định về việc công bố định mức các hao phí xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng;

Quyết định số 1113/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 08 tháng 08 năm 2018 có hiệu lực từ ngày 08 tháng 08 năm 2018 quy định về ban hành định mức chi phí rà soát, xây dựng định mức và giá xây dựng;

Quyết định số 1264/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2018 quy định về công bố định mức dự toán xây dựng công trình;

Quyết định số 1169/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2018 quy định về công bố Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, kết cấu và công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

Quyết định số 587/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 29 tháng 5 năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 06 năm 2014 quy định về công bố Định mức dự toán xây dựng công trình Phần lắp đặt (sửa đổi và bổ sung);

Quyết định số 588/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 29 tháng 5 năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 06 năm 2014 quy định về công bố Định mức dự toán xây dựng công trình Phần xây dựng (sửa đổi và bổ sung);

Quyết định số 1172/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2012 có hiệu lực từ ngày 26 tháng 12 năm 2012 quy định về công bố Định mức dự toán xây dựng công trình Phần xây dựng (sửa đổi và bổ sung)

Quyết định số 235/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 04 tháng 04 năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 05 năm 2017 quy định về công bố định mức dự toán xây dựng công trình – phần xây dựng (sửa đổi và bổ sung);

Quyết định số 236/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 04 tháng 04 năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 05 năm 2017 quy định về công bố định mức dự toán xây dựng công trình – phần lắp đặt (bổ sung);

Quyết định số 1354/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2016 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2017 quy định về công bố định mức xây dựng công trình – Phần khảo sát xây dựng;

Quyết định số 1329/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng ban hành ngày 19 tháng 12 năm 2016 có hiệu lực từ ngày 19 tháng 12 năm 2016 quy định về công bố định mức sử dụng vật liệu trong xây dựng (Định mức vật tư mới nhất trong xây dựng).

Thứ hai, quy định về định mức trong lĩnh vực y tế

Y tế là một trong những lĩnh vực quan trọng là thiết yếu trong xã hội, đây cũng là một trong những lĩnh vực bao gồm nhiều định mức đáng quan tâm như: định mức sử dụng trang thiết bị y tế; định mức vật tư y tế tiêu hao; xây dựng định mức vật tư y tế tiêu hao….

Xem thêm: Bộ Mũi Phay Gỗ 6Mm ) Total Tacsr0121, Bộ Mũi Phay Gỗ 12 Chi Tiết Cốt 6Mm

Cụ thể, những quy định pháp luật bạn không thể bỏ qua khi tìm hiểu về định mức trong lĩnh vực này bao gồm:

Thông tư số 08/2019/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 31 tháng 5 năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2019 hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế;

Quyết định số 355/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 09 tháng 02 năm 2012 có hiệu lực từ ngày 09 tháng 02 năm 2012 quy định về việc phê duyệt danh mục định mức tạm thời thuốc, hóa chất và vật tư tiêu hao làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ y tế;

Quyết định số 566/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 20 tháng 02 năm 2013 có hiệu lực từ ngày 20 tháng 02 năm 2013 quy định về việc phê duyệt định mức kinh tế kỹ thuật thực hiện thay băng vết thương, vết bỏng để làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ y tế;

Quyết định số 508/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 20 tháng 02 năm 2012 có hiệu lực từ ngày 20 tháng 02 năm 2012 quy định về việc ban hành tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Vai trò của việc xây dựng định mức trong sản xuất

Thứ nhất, đối với lĩnh vực kinh doanh sản xuất

Đối với lĩnh vực kinh doanh sản xuất, việc xây dựng định mức là vô cùng quan trọng. Bởi vì:

Nắm được cách tính định mức nguyên vật liệu sẽ là cơ sở để tính được chi phí nguyên vật liệu cần thiết để tạo thành phẩm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Nắm được cách tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu là cơ sở tính toán cho những chi phí nguyên vật liệu bị hao hụt hay trở thành phế phẩm trong quá trình sản xuất ra thành phẩm, từ đó xác định được số lượng nguyên vật liệu cần sử dụng để tạo thành một thành phẩm.

Nắm được cách tính định mức tiêu hao nhiên liệu là cơ sở để tính được chi phí dành cho nhiên liệu được sử dụng để tạo nên thành phẩm sản xuất.

Nắm được cách tính định mức sản phẩm là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng phương án kinh doanh phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nắm được cách tính định mức là cơ sở để xuất nguyên vật liệu

Có thể thấy, bất kỳ một định mức nào cũng đóng vai trò thứ yếu trong việc giúp chủ doanh nghiệp kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình như: định giá thành của sản phẩm, phân tích tỷ lệ sinh lời, chấp nhận hay không chấp nhận một đơn hàng…

Thứ hai, đối với lĩnh vực kinh doanh xây dựng

Nếu như hoạt động sản xuất kinh doanh có thành phẩm là các sản phẩm dưới hình thức như đồ vật, dụng cụ, thiết bị…. thì hoạt động kinh doanh xây dựng có thành phẩm dưới hình thức gọi chung là công trình.

Tạo ra một công trình cần phải có: nhân công, nguyên vật liệu, vật tư… và định mức nhân công trong xây dựng, định mức vật liệu xây dựng, định mức vật tư trong xây dựng…là những vấn đề chủ đầu tư xây dựng đặt lên hàng đầu.

Do đó, cũng giống như hoạt động sản xuất kinh doanh, định mức trong xây dựng luôn là vấn đề cốt lõi và thứ yếu với những chủ đầu tư xây dựng. Cụ thể qua một vài ví dụ điển hình như phía dưới đây được chúng tôi sơ lược:

Định mức nhân công trong xây dựng thể hiện lượng công sức của người lao động trong quá trình lao động tạo nên thành phẩm (xây dựng công trình). Nắm được định mức này, chủ đầu tư có cơ sở để xác định sử dụng khối lượng công nhân cho một công trình để đáp ứng đúng tiến độ xây dựng.

Định mức vật liệu xây dựng là khối lượng vật liệu, vật tư cần sử dụng để tạo nên thành phẩm trong quá trình xây dựng. Định mức này nói cho chủ đầu tư về chi phí nguyên vật liệu trong quá trình xây dựng, qua đó cân đối về mặt tài chính cho hoạt động sản xuất xây dựng.

Định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong xây dựng thể hiện số lượng/khối lượng nguyên vật liệu bị hao hụt hoặc trở thành phế phẩm trong quá trình xây dựng.

Định mức này nếu chủ đầu tư nắm rõ sẽ giúp ích cho quá trình tính toán nguyên vật liệu và các chi phí cần thiết cho một công trình, bên cạnh đó còn giúp chủ đầu tư gắn trách nhiệm mức sử dụng nguyên vật liệu đối với người lao động.

Hướng dẫn cách xây dựng định mức trong sản xuất để giảm rủi ro về thuế

Cần phải hiểu trong hoạt động sản xuất, chi phí sản xuất là cốt lõi. Chi phí sản xuất quyết định giá thành sản phẩm, qua đó quyết định khả năng sinh lời. Và khả năng sinh lời (hay nói cách khác là lợi nhuận) là mục tiêu cuối cùng mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng đến.

Chi phí sản xuất là bao gồm các chi phí: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nguyên vật liệu hao hụt trong quá trình sản xuất, chi phí nhân công…. Bài toán cuối cùng cho hoạt động kinh doanh là xây dựng và nắm rõ các định mức này.

Thứ nhất, cách xây dựng các định mức về chi phí của nguyên vật liệt trực tiếp

Một thành phẩm được sản xuất ra sẽ bao gồm: nguyên vật liệu trực tiếp (đã bao gồm những hao hụt cho phép tiêu hao nguyên vật liệu) và rủi ro (hay còn được gọi là lượng nguyên vật liệu cho các sản phẩm lỗi, sản phẩm hỏng không sử dụng được).

Vấn đề quan tâm tiếp theo là giá nguyên vật liệu trực tiếp: giá ở đây được hiểu là số tiền mà người mua bỏ ra cuối cùng để mua được nguyên vật liệu.

Giá cuối cùng được định nghĩa là mức giá đã trừ đi mọi khoản chiết khấu, giảm giá, khuyến mại, vận chuyển…Tóm lại, giá nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá mua (đã bao gồm tất cả các khoản giám trừ như chiết khấu, giảm giá…. ) và chi phí bỏ cho quá trình thu mua nguyên vật liệu.

Phương trình hồi quy chi phí định mức về lượng nguyên vật liệu:

G= ao +a1g1 + a2g2 + a3g3 +e

Trong đó:

G: chi phí định mức của lượng nguyên liệu vật liệu;g1: lượng nguyên liệu vật liệu cần thiết để tạo nên một thành phẩm;g2: lượng nguyên vật liệu đã bị hao hụt trong phạm vi cho phép;g3: lượng nguyên liệu vật liệu đã dùng cho sản phẩm lỗi, sản phẩm hỏng không sử dụng được (nếu có);ao: số hạng cố định;a1: mức tác động tới định mức của lượng nguyên liệu vật liệu khi mà lượng nguyên liệu vật liệu được dùng để tạo nên một thành phẩm bị thay đổi một đơn vị;a2: mức tác động tới định mức của lượng nguyên liệu vật liệu khi mà lượng nguyên liệu vật liệu đã bị hao hụt trong phạm vi cho phép thay đổi 1 đơn vị;a3: mức tác động tới định mức của lượng nguyên liệu vật liệu khi mà lượng nguyên liệu vật liệu đã dùng cho sản phẩm lỗi, sản phẩm hỏng không sử dụng được (nếu có) thay đổi 1 đơn vị;e: sai số (là sự thể hiện sự tác động của các yếu tố khác – nếu có).Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩmPhương trình hồi quy chi phí định mức về giá nguyên vật liệu:

Z = ao +a1z1 + a2z2 +e

Trong đó:

Z: chi phí định mức về giá nguyên vật liệuz1: giá mua nguyên vật liệu cuối cùng ( giá sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu, giảm giá, khuyến mại….)z2: chi phí cho quá trình thu mua nguyên vật liệu (vận chuyển….)ao: số hạng cố địnha1: mức tác động tới định mức giá nguyên liệu vật liệu khi giá mua nguyên vật liệu thay đổi 1 đơn vị.a2: mức tác động tới định mức giá nguyên vật liệu khi chi phí cho quá trình thu mua nguyên vật liệu (vận chuyển….) bị thay đổi 1 đơn vịe: sai số, (là sự thể hiện sự tác động của các yếu tố khác – nếu có).

Sau khi phân tích ta có: định mức nguyên vật liệu sản xuất = định mức về lượng nguyên vật liệu * định mức về giá của nguyên vật liệu. (Hay nói cách khác: Định mức nguyên vật liệu sản xuất = G*Z).

Định mức nguyên vật liệu là một khái niệm không quá xa lạ đối với các doanh nghiệp sản xuất. Thế nhưng nhiều người không nắm rõ những đặc điểm, vai trò cũng như phương pháp xây dựng định mức nguyên liệu trong nhà máy sản xuất. bài viết dưới đây sẽ cập nhập những thông tin đầy đủ về vấn đề này.

*

Định mức nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng định hướng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp như: Sử dụng nguyên vật liệu, lập lịch trình, bảo trì, mua hàng và các vấn đề liên quan khác.

Định mức nguyên vật liệu là gì?

Định mức nguyên vật liệu hay còn gọi tắt là BOM (Bill of Material), là hệ thống danh sách bao gồm các nguyên liệu thô, linh kiện và những thành phần vật liệu cần thiết để xây dựng, vận hành sản xuất hoặc sửa chữa một sản phẩm hoặc dịch vụ trong những điều kiện nhất định của doanh nghiệp.

Trong định mức nguyên vật liệu thì các nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng sẽ xếp đầu, sau đó giảm dần theo mức độ cho đến các thành phần riêng lẻ. Mỗi định mức nguyên liệu sẽ gắn với một đơn hàng sản xuất riêng biệt từ đó cho thấy vai trò của mỗi thành phần nguyên liệu cũng như quá trình quản lý, sử dụng nguyên liệu trong toàn bộ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Vai trò của định mức nguyên vật liệu trong sản xuất

Định mức nguyên vật liệu mỗi ngành được xây dựng khác nhau dựa trên đặc điểm sản xuất kinh doanh và tính đặc thù của ngành đó. Có doanh nghiệp sử dụng bảng định mức nguyên vật liệu có sẵn hoặc tự xây dựng một bảng định mức nguyên vật liệu riêng phù hợp với thực tế sản xuất của doanh nghiệp mình. Nhưng dù chọn cách nào thì định mức nguyên liệu cũng đều mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp như:

- Kiểm soát tối ưu lượng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp: Nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp cấu thành nên sản phẩm phục vụ công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Để nắm bắt được lượng nguyên vật liệu cần dùng cho mỗi lần sản xuất là bao nhiêu, cân đối nguyên liệu tồn kho, các vấn đề phát sinh khác… chúng ta cần xây dựng định mức nguyên vật liệu cụ thể. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát tối ưu hàng hóa, chi phí, giảm bớt những rủi ro cũng như thất thoát không đáng có.

- Là cơ sở để cân đối chi phí sản xuất của doanh nghiệp, từ đó giúp các nhà quản lý ra quyết định về giá bán, phân tích khả năng sinh lời của dự án, lựa chọn chấp nhận hay từ chối đơn hàng,

- Là căn cứ trực tiếp để để các bộ phận liên quan cấp phát nguyên vật liệu một cách hợp lí, kịp thời cho các bộ phận sản xuất.

- Là mục tiêu cụ thể để thúc đẩy công nhân viên sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguyên vật liệu.

- Là thước đo trình độ tiến bộ khoa học công nghệ và tổ chức sản xuất, căn cứ để thực hiện hạch toán kinh tế.

*

5 bước xây dựng định mức nguyên vật liệu

Để xây dựng được định mức nguyên vật liệu mang tính chính xác cao, người thực hiện cần nắm rõ các vấn đề như: Nguyên liệu cần thiết để sản xuất ra 1 đơn vị thành phẩm; hao hụt trong quá trình sản xuất; trường hợp phát sinh nguyên liệu cho sản phẩm hư hỏng. Từ đó xây dựng định mức nguyên vật liệu theo các bước sau:

Bước 1: Xác định rõ các nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm cần sản xuất.

Bước 2: Tiến hành sản xuất sản phẩm mẫu để có được những con số thực tế của nguyên vật liệu tạo nên thành phẩm.

Bước 3: Phân tích các điều kiện tác động đến quá trình sản xuất thành phẩm có thể gây nên hao hụt nguyên vật liệu cùng với các trường hợp sản phẩm bị lỗi, hỏng. Từ đó có thể điều chỉnh, chuẩn bị nguyên vật liệu thay thế kịp thời, tránh làm gián đoạn quá trình sản xuất do thiếu nguyên liệu.

Bước 4: Ngoài kiểm soát sử dụng nguyên vật liệu thì vấn đề biến động giá cả nguyên vật liệu trên thị trường cũng cần được quan tâm. Xây dựng kế hoạch dự trù để có phương án hợp lý trong trường hợp này.