Mũi Khoan Thép Cứng Osg - Mũi Khoan Thép Cứng Giá Tốt T04/2023
Mũi khoan hợp kim siêu cứng và mũi khoan thép gió là hai loại được nhiều người dùng ưa chuộng, sử dụng phổ biến nhờ sở hữu độ cứng - độ bền cao đồng thời mang đến năng suất làm việc hiệu quả. Để phân biệt hai loại mũi khoan này, hãy cùng xem tìm hiểu và phân tích sự khác biệt của chúng trong bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: Mũi khoan thép cứng
Mũi khoan là một phụ kiện không thể thiếu để giúp máy khoan cầm tay tạo lỗ trên các bề mặt vật liệu. Mũi khoan khác nhau sẽ cho khả năng thi công trên vật liệu có độ cứng khác nhau. Do đó, để hoàn thành tốt yêu cầu công việc, bạn cần phải phân biệt được các loại mũi khoan cũng như ứng dụng phù hợp với chúng. Dưới đây là Maykhoanbosch.net sẽ giúp bạn so sánh và phân biệt 2 dòng mũi khoan được sử dụng phổ biến hiện nay là mũi khoan hợp kim và mũi khoan thép cứng.
Tìm hiểu về mũi khoan hợp kim siêu cứng (TCT)
Mũi khoan hợp kim siêu cứng còn có tên gọi khác là TCT (Tungsten Carbide Cutters), là loại chuyên dụng dùng cho vật liệu cứng cũng như các phôi thép hợp kim có độ cứng cao. Chính vì vậy, nó còn được biết đến là mũi khoan hợp kim chuyên khoan thép cứng.

Cấu tạo của mũi khoan TCT không đồng nhất nguyên khối giữa lưỡi cắt và cán mà thường phần lưỡi của mũi khoan sẽ được gắn chip rời để gia tăng độ bền cho mũi cũng như hiệu suất khi gia công trên những vật liệu có độ cứng cao (khoảng từ 50 – 80 RHC). Phần còn lại vẫn được chế tạo như những mũi khoan hợp kim thông thường.
Nguyên liệu chính để cấu thành nên mũi khoan hợp kim siêu cứng là thép gió (HSS – High Speed Steel). Đây là loại thép được chế tạo từ hợp kim của sắt và các kim loại có độ cứng cao như Ni (Niken), V (Vanadi), W (vonfram), Mo (Molipden), kết hợp với một lượng nhỏ hàm lượng nguyên tố C (cacbon), P (phốt pho), S (lưu huỳnh),… Sau quá trình tôi luyện ở nhiệt độ khoảng 2500 độ C, mũi khoan này sẽ có độ dẻo dai, độ bền cao, độ cứng tốt.

Mũi khoan hợp kim này thường làm việc trên các vật liệu có độ cứng cao (sắt, inox, bê tông,…), cho nên, trong một số trường hợp, nó còn có thể dùng thay thế cho mũi khoan thép gió khi khoan các vật liệu có độ cứng thấp hơn.
Tìm hiểu về mũi khoan thép gió
Mũi khoan thép gió hay còn gọi là mũi khoan HSS ( High-speed steel ). Đây là loại mũi khoan chuyên dùng để thi công trên thép hay các vật liệu phôi thép. Độ cứng của mũi khoan này được đánh giá là nằm ở mức trung bình và thấp, có thể mài lại khi bị mòn.

Mũi khoan từ thép gió được chế tạo và gia công nguyên khối từ thép HSS M2 hoặc HSS M42, bao gồm cả phần lưỡi và phần cán, tạo thành một khối đồng nhất từ đuôi đến thân. Quá trình gia công tạo thành nhiều rãnh lưỡi cắt có góc cắt khác nhau trên mũi khoan. Các góc cắt này sẽ thay đổi xen kẽ các răng.
Đặc biệt, đối với mũi khoan thép siêu cứng, sau một thời gian sử dụng, nếu phần lưỡi bị mài mòn thì người dùng có thể mài lại với máy mài và tiếp tục tái sử dụng nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí mua mới.
So với mũi khoan hợp kim, nhiệt độ khi gia công mũi khoan thép gió thấp hơn (chỉ khoảng 1500 độ C). Mũi khoan này thích hợp làm việc trên các vật liệu có độ cứng dưới 50 HRC. Chính vì vậy, nó không thể thay thế cho mũi khoan hợp kim siêu cứng để khoan các vật liệu có độ cứng cao vì sẽ dễ làm hỏng mũi khoan cũng như máy khoan và cả vật liệu khoan.
Sự khác nhau giữa mũi khoan hợp kim siêu cứng và mũi khoan thép gió
Phân biệt được mũi khoan hợp kim siêu cứng và mũi khoan thép gió sẽ giúp bạn tránh tình trạng sử dụng nhầm lẫn giữa 2 loại, khiến mũi khoan nhanh hỏng, không đảm bảo được chất lượng công việc và tốn chi phí thay thế. Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa 2 loại mũi khoan này:

Mũi khoan HSS được làm từ một vật liệu duy nhất là thép gió và có thiết kế là một khối đồng nhất từ chuôi – thân – lưỡi cắt nên nó có độ cứng vừa phải, chỉ thích hợp để khoan trên các vật liệu có độ cứng trung bình/ thấp.
Trong khi đó, mũi khoan TCT lại được làm từ 2 dòng vật liệu khác nhau và có lớp phủ bên ngoài rất chắc chắn nên có độ bền và độ cứng vượt trội. Khi kết hợp với thiết kế không đồng nhất giữa đuôi – thân – lưỡi cắt, nó đem lại khả năng khoan tốt trên những bề mặt vật liệu có độ cứng cao.
Một điểm khác biệt khác của mũi khoan thép cứng và mũi khoan hợp kim là mũi khoan thép HSS có thể mài sắc lại mũi khoan cũ bị mòn để tiếp tục sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí hơn trong khi với mũi khoan hợp kim siêu cứng thì bạn không thể làm như vậy.
Mặt khác, giá thành của mũi khoan hợp kim siêu cứng cũng cao hơn so với mũi khoan thép gió.
Như vậy, bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn phân biệt mũi khoan hợp kim siêu cứng và mũi khoan thép gió chi tiết nhất. Hy vọng với những chia sẻ này, các bạn đã biết nên chọn mũi khoan nào tốt nhất để phục vụ cho công việc của mình.
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại mũi khoan sắt, tuy nhiên không phải mũi khoan nào cũng tốt và phù hợp với máy khoan của bạn. Bài viết này sẽ chỉ ra những tiêu chí chọn mua mũi khoan sắt tốt nhất, đồng thời gợi ý cho bạn top 5 mũi khoan sắt hàng đầu hiện nay.
Mũi khoan sắt là gì?
Máy khoan Makita, máy khoan Bosch hay bất cứ thương hiệu máy khoan nào thì mũi khoan vẫn luôn là bộ phận quan trọng không thể thiếu được. Không có mũi khoan thì máy sẽ không thể khoan sâu vào bề mặt vật liệu.
Xem thêm: Mẫu Tủ Bếp Inox Giả Gỗ Đẹp, Có Những Loại Tủ Bếp Inox Vân Gỗ Nào
Hiện nay mũi khoan sắt đang nhận được sự quan tâm lớn từ phía người dùng. Chúng được ưa chuộng tại nhiều công trường, nhà máy, khu công nghiệp… với độ cứng cao, độ bền lớn và chịu được áp lực cao.

Mũi khoan sắt là mũi khoan được làm từ các chất liệu cứng như thép, cacbon, kim cương… để lắp vào đầu máy khoan pin hoặc máy khoan điện. Chất liệu làm mũi khoan sắt khác nhau sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng và độ bền của mũi khoan sắt.
5 loại mũi khoan sắt được sử dụng nhiều nhất hiện nay là mũi khoan thép carbon thấp, mũi khoan cao thép, thép carbon tốc độ cao, cacbua, coban, và mũi khoan bằng kim cương.
Kinh nghiệm chọn mũi khoan sắt chuẩn nhất
Sau đây sẽ là 3 kinh nghiệm chọn lựa mũi khoan sắt mà bạn cần phải biết:
Lựa chọn mũi khoan sắt dựa trên chất liệu mũi khoan
Để mua được mũi khoan sắt chất lượng, bạn cần chú trọng đến chất liệu tạo ra mũi khoan. Đa số các chất liệu làm mũi khoan sắt đều khá cứng cáp, tuy nhiên mũi khoan sắt làm từ kim cương sẽ có độ cứng tốt nhất.
Mũi khoan của bạn cũng cần phù hợp với vật liệu cần khoan. Bởi chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng khoan của máy. Nếu bạn chọn mũi khoan sắt có độ cứng vừa phải để khoan lên những tấm sắt dày và độ cứng cao thì thời gian khoan sẽ lâu hơn, có thể dẫn tới gãy mũi khoan.
Do đó khi chọn mua mũi khoan bạn cần xác định trước vật liệu phải làm việc là gì, độ cứng, độ dày ra sao để lựa được mũi khoan phù hợp nhất. Theo đó:
Mũi khoan làm từ nguyên liệu cacbon thấp chịu được bào mòn và nhiệt độ thấp nên thường sử dụng để khoan gỗ mềm.
Mũi khoan làm từ oxit đen có khả năng chống ăn mòn cao, chịu nhiệt tốt thích hợp để khoan sắt, thép, inox…

Lựa chọn mũi khoan sắt dựa theo giá cả
Các loại mũi khoan sắt khác nhau sẽ được bán với giá khác nhau. Một mũi khoan sắt tốt sẽ có giá từ 50 đến 500k tùy vào độ cao cấp của chất liệu. Nếu mũi khoan sắt có giá thấp hơn thì bạn cần phải kiểm tra kỹ về chất lượng và loại có giá cao hơn thì cũng cần cân nhắc về tài chính.
Nhìn chung trước khi bỏ tiền mua mũi khoan sắt thì bạn nên tổng hợp các thông tin về thương hiệu, chất lượng và giá thành của từng loại để đảm bảo mua được hàng chính hãng với giá tốt nhất.
Chọn nơi bán mũi khoan uy tín
Một cửa hàng uy tín, có nguồn gốc sản phẩm rõ ràng, có chế độ bảo hành chính hãng sẽ mang đến cho người dùng được sự yên tâm về giá cả cũng như chất lượng của từng sản phẩm.
Top 3 mũi khoan sắt siêu cứng, siêu bền không thể bỏ qua
Mũi khoan Bosch
Bosch là một trong những tập đoàn hàng đầu về công nghệ của Đức, được thành lập từ những năm 1886. Công ty nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt vô cùng nổi tiếng về máy khoan và các phụ kiện như mũi khoan. Mũi khoan sắt của Bosch được đánh giá tốt nhất nhất hiện nay nhờ được làm từ chất liệu cao cấp, bền bỉ, tạo ra các đường khoan thẩm mỹ và đúng kỹ thuật.

Mũi khoan sắt Nachi
Mũi khoan sắt Nachi có thiết kế đẹp mắt, bền bỉ và được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp điện gia dụng. Mũi khoan này được thiết kế chuyên dụng để khoan trên các vật liệu cứng. Ngoài sắt, chúng còn khoan tốt trên thép và inox một cách dễ dàng. Sở hữu một bộ mũi khoan sắt Nachi sẽ giúp bạn khoan mọi vật liệu cứng mà không gặp phải bất kỳ trở ngại nào.
Mũi khoan sắt HSS
Mũi khoan sắt HSS được chia thành các loại:
Chuyên dùng cho vật lieuj thép, hợp kim thép, cacbon
Dùng để khoan thép thường, thép phi kim, thép hợp kim, nhôm, bạc, niken, đồng thau, inox với động cứng 900N/mm2.
Mũi khoan phủ vật liệu Titanium nitride giúp làm tăng khả năng chịu nhiệt lên tới 600 độ C và độ bền gấp 3 lần so với những mũi khoan thông thường.

Mũi khoan sắt Nitto
Mũi khoan sắt này là thương hiệu nổi tiếng đến từ Nhật Bản, chúng được khách hàng ưa chuộng nhờ sở hữu độ bền cao từ chất liệu hợp kim và thép cao cấp. Mũi khoan sắt này tương đối sắc bén và được sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau với năng suất cao. Ngoài ra, giá thành phù hợp cũng là điểm gây ấn tượng cho sản phẩm.
Mũi khoan Tolsen
Mũi khoan Tolsen có khả năng chịu nhiệt, chịu lực, độ bền cao. Một bộ mũi khoan Nachi gồm 25 mũi, mỗi mũi khoan có kích thước từ 1nm – 13nm. Với bộ mũi khoan này bạn có thể khoan bất cứ thứ gì một cách dễ dàng nhất.
Thông qua bài viết này chắc hẳn bạn đã nắm được kinh nghiệm chọn mua mũi khoan sắt tốt nhất và biết đến những loại mũi khoan sắt nổi bật, đáng tin cậy nhất hiện nay. Chúc các bạn sớm mua được món đồ ưng ý nhất.