Tranh ghép gỗ nghệ thuật tranh ghép gỗ ở việt nam, tranh ghép gỗ nhật tiến

-

Từ những gốc cây, mảnh gỗ tưởng như bỏ đi nhưng qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Hùng, 59 tuổi, ở khu Khúc Toại, phường Khúc Xuyên, thành phố Bắc Ninh chúng lại trở thành những tác phẩm nghệ thuật với tên gọi tranh ghép gỗ.


*
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Hùng hoàn thiện bức tranh ghép gỗ. Ảnh: Đinh Văn Nhiều/TTXVNKhúc Toại xưa có tên nôm là làng Chọi, nơi đây nổi tiếng với nghề mộcđã đi vào câu ca “Mã Đông Hồ, đồ làng Chọi”. Sinh ra và lớn lên trên quê hương làng Chọi, được bố mẹ dạy cho nghề mộc nên ngay từ nhỏ ông Hùng đã làm ra nhiều sản phẩm về gỗ như bàn, ghế, tủ, giường…

Năm 1984, sau khi rời quân ngũ, trở về địa phương, ông Hùng tiếp tục gắn bó với nghề mộc. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất ông nhận thấy những gốc cây, mảnh gỗ bỏ đi rất lãng phí, trong khi đó nghề mộc lại mang tính cạnh tranh cao. Được người anh trai là nghệ nhân Nguyễn Văn Viện truyền dạy cho những kỹ năng làm tranh ghép gỗ, từ đó, ông Hùng đã nghiên cứu, chế tác ra nhiều bức tranh mang tính nghệ thuật cao.

Bạn đang xem: Tranh ghép gỗ nghệ thuật

Chia sẻ về ý tưởng tạo nên những bức tranh ghép gỗ ông Hùng cho biết, tôi muốn tận dụng những gốc cây, mảnh gỗ thừa bỏ đi để tạo nên những bức tranh để trang trí nội thất trong gia đình. Để làm được tranh ghép gỗ phải trải qua nhiều công đoạn như chọn màu gỗ, cắt, lắp ghép, đánh bóng, sơn phủ...Mỗi bức tranh sẽ được vẽ, thiết kế bằng giấy trước, sau đó đo đạc kẻ vẽ vào những miếng gỗ nhỏ. Những miếng gỗ nhỏ ấy sẽ được bào nhẵn làm bóng để lộ ra những vân gỗ, rồi ghép chúng lại với nhau.

Muốn có những bức tranh chất lượng mang tính nghệ thuật cao, người thợ không chỉ am hiểu về nghệ thuật mà còn phải biết chọn loại gỗ. Theo ông Hùng, chọn màu gỗ là khâu quan trọng nhất, để có một bức tranh đẹp người thợ phải chọn được màu trắng của gỗ lát, màu đỏ của gỗ hương, màu vàng của gỗ mít và màu đen của gỗ mun. Sau đó, cắt, lắp ghép chúng lại với nhau để tạo ra những bức tranh có hồn.

Ðể có nguồn nguyên liệu ổn định, ông Hùng đã đi khắp nơi tìm kiếm gốc cây. Ngoài ra, ông cũng ký hợp đồng với một số xưởng mộc để mua những mảnh gỗ vụn về tận dụng. Tranh do xưởng của ông sản xuất đa phần là màu tự nhiên, chỉ một số bức có sự hỗ trợ của sơn màu để tăng thêm độ mềm mại, sinh động.

Hơn 35 năm làm tranh ghép gỗ, ông Hùng và những người thợ của mình đã làm nên hàng trăm bức tranh với kích cỡ lớn nhỏ khác nhau với nội dung phong phú về cảnh sinh hoạt của người dân, hát Quan họ, tranh Ðông Hồ, tranh dân gian, cảnh thiên nhiên. Đến nay, ở phường Khúc Xuyên chỉ duy nhất gia đình ông Hùng làm tranh ghép gỗ, với khoảng 30 người.

Với mong muốn đưa những sản phẩm tranh ghép gỗ của mình đến đông đảo khách hàng trong và ngoài nước, năm 2021 ông Hùng đã đăng ký tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); trong đó, nổi bật là 4 sản phẩm là Lễ hội Đền Hùng, Hội xuân Kinh Bắc, Hà Nội những góc nhìn thời gian và Xuân Hạ Thu Đông. Đây là 4 sản phẩm nổi bật được nhiều giải thưởng tại các hội chợ triển lãm.

Trong số 4 sản phẩm tham gia OCOP, ông Hùng ấn tượng nhất là tác phẩm Lễ hội Đền Hùng. Ông Hùng tâm sự, Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Đặc biệt, mỗi lần đến Đền Hùng, ông thật sự ấn tượng với tấm bia đá khắc dòng chữ quốc ngữ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, điều đó đã thôi thúc ông sáng taok ra bức tranh ghép gỗ này. Đây cũng là tác phẩm đầu tiên ông Hùng được giải Khuyến khích khi tham gia Hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam lần thứ V vào năm 2008.

Trong khi đó, “Hội xuân Kinh Bắc” là tác phẩm ông Hùng tâm huyết, dành nhiều thời gian nhất, bởi tác phẩm này được ông lấy ý tưởng từ những lễ hội xuân ở Bắc Ninh như hội Lim, hội đền Bà Chúa Kho, hội Phật Tích, hội Đền Đô…vào những dịp lễ hội sẽ có những liền anh, liền chị hát quan họ. Tác phẩm Hội xuân Kinh Bắc đạt sản phẩm tiêu biểu tại Hội thị thủ công Việt Nam vào năm 2009.

Ngoài ra, tác phẩm “Hà Nội những góc nhìn thời gian” đạt sản phẩm tiêu biểu tại Hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam-Cúp Thăng Long năm 2010. Với những đóng góp của mình năm 2020, ông đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” vì có nhiều cống hiến trong gìn giữ, phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của địa phương.


Nói về việc tham gia chương trình OCOP tỉnh Bắc Ninh năm 2021, ông Nguyễn Văn Hùng cho biết, khi tham gia chương trình, các sản phẩm có cơ hội được trưng bày trong các lễ hội lớn, các sự kiện du lịch lớn của tỉnh, được hỗ trợ tham gia các hội chợ triển lãm, quảng bá sản phẩm trong nước và nước ngoài, hỗ trợ về logo sản phẩm. Qua đó, đã góp phần quảng bá thương hiệu tranh ghép gỗ của gia đình đến nhiều khách hàng trong và ngoài nước.

*
Bức tranh ghép gỗ Hội xuân Kinh Bắc của Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Hùng. Ảnh: Đinh Văn Nhiều/TTXVN

“Những mục tiêu và lợi ích của chương trình OCOP mang lại không những giúp cho làng nghề truyền thống có thêm động lực để phát triển những sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng mà còn giữ gìn được những nét đặc trưng riêng có của làng Khúc Xuyên”, ông Hùng nói.

Xem thêm: Lỗi không chơi được pokemon go trên pc với memu, tải pokémon go trên pc với giả lập

Ông Phạm Đức Biển, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Khúc Xuyên, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh cho biết, gia đình nghệ nhận ưu tú Nguyễn Văn Hùng đã tạo làn gió mới cho làng nghề, ngoài sản phẩm đồ gỗ truyền thống, hơn 35 năm qua, thành viên trong gia đình ông theo đuổi niềm đam mê tạo tác bằng những tác phẩm tranh ghép gỗ nghệ thuật độc đáo, riêng có của làng nghề. Đây cũng là những sản phẩm đầu tiên ở Khúc Xuyên tham gia chương trình OCOP.

Theo ông Biển, với việc tham gia chương trình OCOP, những sản phẩm tranh ghép gỗ của gia đình ông Hùng không chỉ tạo tiền đề để thời gian tới phường Khúc Xuyên có thêm nhiều sản phẩm tham gia chương trình mà còn góp phần bảo tồn, phát triển thương hiệu đồ gỗ Khúc Xuyên.

Về định hướng trong thời gian tới, ông Hùng chia sẻ, những sản phẩm tranh ghép gỗ tham gia chương trình OCOP vừa là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức đối với gia đình ông. Do vậy, ông sẽ tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo ra những sản phẩm tranh ghép gỗ mới đa dạng về chủng loại, mẫu mã để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước...

Nghệ thuật tranh ghép gỗ ở Việt Nam như là một kho báu vô cùng giá trị, giá trị về nhiều mặt như văn hóa lịch sử, nghề truyền thống gia đình qua nhiều thời gian.

Hiện nay tranh ghép gỗ được nhiều người nhiều địa phương sản xuất Đồ Gỗ Tứ Phát có được những tinh hoa nghệ thuật những sản phẩm của ông làm nên luôn luôn có chất lượng đỉnh cao nhất.

Về tranh ghép gỗ nội dụng độc đáo hình thức thể hiện đa dạng với những ý tứ bố cục nét vẽ nét ghép đều mang vẻ tính nghệ thuật cao. Những mảng màu cảm quan của bức tranh có thể thấy tài khéo léo trong cách xử lý nguyên liệu đến khi chế tác ghép đề tài của bức tranh.

*

Không như những bức tranh khác người nghệ nhân tranh ghép gỗ có một sự khéo léo và một tính kiên nhẫn lớn. Thời gian để làm hoàn thiện một bức tranh ghép gỗ lâu hơn nhiều so với những loại tranh khác có thể mất gần như gấp . đôi. Đơn giản như bức tranh Tứ Bình cũng mất khoảng vài tuần lễ mới có thể hoàn thành. Với những bức tranh lớn có nhiều chi tiết nhiều họa tiết khác nhau người nghệ nhân có thể làm mất gần nửa năm mới hoàn thành được bức tranh với hàng ngàn mảnh gỗ. Để có thể tạo nên một độ phẳng mịn cho bức tranh người nghệ nhân còn phải chà thô sau đó phủ lên tác phẩm một lớp keo đặc biệt để gắn kết và giữ các mảnh gỗ lại với nhau.

*

Tranh ghép gỗ nghệ thuật Việt Nam đã trở thành một ngôn ngữ nghệ thuật có giá trị trường tồn góp phần phát triển văn hoá nghệ thuật dân tộc, và là niềm tự hào văn hoá của đất nước.

Quy trình sản xuất

Về cơ bản tranh được làm từ nguyên liệu chính là gỗ, hình ảnh bức tranh được thể hiện bằng cách dùng nhiều loại gỗ có vân gỗ, màu sắc khác nhau khảm lên nền là một tấm gỗ có diện tích trải rộng.

Tranh ghép gỗ nghệ thuật có 2 loại :

* Tranh khảm nổi: Các đường nét nổi lên khỏi nền bức tranh.* Tranh khảm chìm: các đường nét phẳng bằng với nền bức tranh

Khi đã có đủ chất liệu gỗ để có thể tạo nên một bức tranh, tiếp theo đó, bước thứ hai nhà hoạ sỹ phải bỏ khá nhiều công sức để thao tác qua các công đoạn: xử lý, chống mối mọt, chống co dãn, ép phẳng gỗ…mất hàng tháng trời.

*

Sau đó rồi mới bắt đầu hì hục cưa, đục, đẽo gọt, trau chuốt, chắp gắn suốt ngày đêm theo bản mẫu mà anh đã vẽ sẵn. Để hoàn thành mỗi chi tiết rất nhỏ trong một bức tranh ghép gỗ, có khi cũng mất hàng mấy ngày. Sau khi bức tranh đã hoàn thành công đoạn gắn ghép, lại bước sang công đoạn mài giũa, đánh bóng… Người hoạ sỹ làm tranh ghép gỗ không những biết cầm cọ vẽ, mà còn phải có sức khoẻ, có thể cầm được cưa, búa, đục…

*

Khi sản phẩm hoàn thành, sờ vào bức tranh ghép gỗ, tay bạn như chạm vào một bức sơn mài với bề mặt láng mịn, nhẵn bóng, không hề có một đường gờ nổi lên dù tác phẩm được ghép từ hàng nghìn mảnh gỗ khác nhau.