Lan Hồ Điệp Trồng Lan Trên Gỗ Lũa Ghép Lan Hồ Điệp, Gỗ Lũa Ghép Lan Hồ Điệp

-

Gỗ lũa là một phần gốc của các cây cổ thụ được các đại gia tìm kiếm. Vì sao vậy? Vì gỗ lũa rất có giá trị về mặt vật chất cũng như là tinh thần. Và một sự kết hợp hoàn hảo giữa các loài lan và các loại gỗ lũa quí giá.Góp phần nâng cao giá trị của các loài lan. Và điều đặc biệt nữa là gỗ lũa là một loại giá thể mà các loài lan rất yêu thích. Hãy cùng bài viết dưới đây theoo dõi các cách ghép lan trên gỗ lũa cho người mới bắt đầu.

Bạn đang xem: Trồng lan trên gỗ lũa

Tại sao chọn gỗ lũa để ghép lan?

*

Ưu điểm

Sự bền bỉ với thời gian và là giá thể phù hợp với môi trường sống tự nhiên của lan

Đa dạng, phong phú và có nhiều kích thước để ta lựa chọn

Các hình thù của gỗ lũa rất tự nhiên tạo nên phần phong phú về nghệ thuật khi ghép với lan

Hầu như không bị nấm trắng (nấm mảng phấn), nấm hạt cải… và cực kỳ ít bị ốc, sên và nhớt bám vào gây hại.

Điều cực kỳ quan trọng là rất ít khi bị đọng muối giống than hoặc chậu đất hoặc vài loại giá thể khác.

*

Nhược điểm

Phải làm giàn treo chịu được sức nặng của gỗ lũa

Khó khăn trong vận chuyển đi xa

Giá cả gỗ lũa rất cao. Thường những nhà chơi lan để trưng bày nghệ thuật hay đôi khi để bán đấu giá mới chọn

Tưới phải nhiều, có khi ngày phải tưới 2-3 lần.

Nếu trồng chậu bón 20 gam phân là đủ để cây lên rất nhanh, thì với lũa bạn phải tốn ít nhất 50-100 gam phân.

Không phải lũa nào ghép lan cũng phát triển tốt. Ví dụ lũa cây thông có tinh dầu, lũa xá xị, lũa cây dầu… tóm lại là cây có tinh dầu bạn ngửi thấy mùi thơm hoặc nồng nặc thì ghép vào lan không phát triển hoặc rễ không bám được

Cách ghép lan đơn thân trên gỗ lũa

*

Lan đơn thân là những loại lan sinh trưởng đơn lẻ, không mọc theo khóm, 1 cây thường có 1 thân. Các loại lan đơn thân cụ thể như Đai Châu, Sóc ta, Sóc lào, Đuôi Cáo, Quế Lan Hương, Tam Bảo Sắc, Hoàng Nhạn, Bạch Nhạn, Cù Lao Minh, Hải Yến, Hỏa Hoàng, A Cam, Bắp Ngô, Da Báo, Mỹ Dung Dạ Hương, dòng lan Miệng kín...Lan đơn thân đa số sẽ không thích bị thay đổi giá thể nên ghép gỗ lũa là rất phù hợp.

*

Các bước ghép lan đơn thân trên gỗ lũa

Có thể trồng đứng trên 1 miếng gỗ, trụ gỗ ưu tiên dùng cách này vì cây không bị áp sát vào giá thể, sau phát triển tỏa ra đẹp hơn

*

Khoan lỗ trên vị trí mặt lũa càn ghép, có thể khoan vuông góc 90 độ với mặt giá thể hoặc khoan xiên chéo, dùng mẩu đũa gỗ đóng vào lỗ cho chặt rồi buộc lan vào que đũa là được. Thêm dớn mềm, xơ dừa miếng vào gốc để tăng cường giữ ẩm nhưng tuyệt đối không đắp kín mít hết thân rễ, phải thoáng một chút rễ mới có đường đâm ra. Tùy bạn có thể có phương pháp làm khác nhau nhưng về cơ bản ghép sao cho như hình dưới là được. Không khuyến khích dùng đinh vì khi rễ phát triển tới đinh dễ bị nấm, nếu nặng có thể hại chết cây lan.

Giá thể dạng thớt thì đóng đinh hoặc khoan vuông góc 90 độ với mặt thớt

Giá thể gỗ khúc thì vẫn đóng đinh vuông góc, buộc cây chếch lên trên

Nếu lấy đũa làm trụ thì dùng khoan khoan chéo xuống để cắm đũa chếch lên sau đó buộc chắc thân lan vào đũa hướng chếch lên

Buộc chặt sao cho gốc chạm gỗ, rễ bật ra khắc biết hướng bám vào giá thể dù khá xa

*

Còn cách khác là ghép áp vào khúc gỗ, Cách này đỡ phải khoan, ghép nhanh và thấy rễ mới bật ra nhanh bám gỗ hơn . Không ưu tiên cách này vì thân cây bị áp sát vào giá thể, nhìn giò không bề thế, đẹp bằng cây ghép hướng ra ngoài.

Cách ghép lan đa thân trên gỗ lũa

*

Lan đa thân

Là các loại lan mọc thành khóm nhiều thân kiểu như cây tre cây trúc vậy, đó là các loại lan hoàng thảo: Phi điệp tím, Phi Điệp Vàng, Hạc Vỹ, Long Tu, Thập Hoa, Hương Vani, Kèn, Ngọc Thạch, Ý Thảo, Ý Ngọc, Đùi Gà, Xoắn, Hoàng Phi Hạc, Nghệ Tâm, U Lồi, Tích Tụ...Các loại lan họ Kiều: Kiều Hồng, Kiều Vàng, Kiều Vuông, Kiều Mỡ gà, Hoàng Lạp, Sơn Thủy Tiên, Vảy Rồng, Kim Điệp Thơm, Kim Điệp Giấy, Môi Tua..

*

Các bước ghép lan đa thân trên gỗ lũa

Lan đa thân khuyến khích khi mới mua về nên tỉa rễ để kích thích ra rễ mới, mầm mới.

Xem thêm: Bảng Báo Giá Thép V - Bảng Báo Giá Thép Hình V Mới Nhất

Xong rửa sạch, ngâm thuốc kích rễ 2-3 tiếng rồi ghép luôn hay treo ngược chỗ mát từ 3 đến 5 ngày sau ghép

Có thể cột bằng dây nhựa:

Có thể đóng đinh nhiều đoạn, lấy dây nối từ đinh này sang đinh khác, kẹp gốc vào giá thể.

Có thể khoan thủng gỗ miếng, xỏ dây qua các lỗ miễn sao bắt chặt gốc vào giá thể.

Ghép lan hoàng thảo lên dớn bảng cũng rất tốt cho sự phát triển của cây và dễ thực hiện, Bẻ các đoạn thép thành hình chữ U rồi ghim gốc cây vào bảng, sợ không chắc thì cắt các đoạn dài hơn, ghim xong thì dùng kìm xoắn 2 đầu dây lại ở mặt sau của bảng.

Có khi đơn giản chỉ lấy dây nylon buộc quàng qua.

Gỗ lũa là giá thể trồng lan được nhiều người chọn lựa. Với nhiều hình dáng độc đáo, gỗ lũa giúp cho không gian thêm phần thẩm mỹ và đẹp mắt hơn. Nếu như bạn có thú vui chơi lan, bạn có thể tham khảo bí kíp ghép lan trên gỗ lũa này nhé.


*
*
*
*
*
*

Gỗ lũa nằm sâu bên trong lòng đất
Gỗ lũa được tạo thành từ mưa, nắng, gió
Gỗ lũa chìm trong bùn nước

Xét về độ bền chắc thì gỗ lũa tạo thành từ mưa, gió, nắng chắc chắn xếp vị trí đầu tiên lại có hình thù đẹp. Thế nhưng, đối với dân chơi lan, gỗ lũa trong bùn nước lại giá trị hơn bởi khả năng giữ ẩm của loại lũa này tốt hơn hẳn.

Một lý do nữa là gỗ lũa chìm trong bùn nước lâu ngày hoàn toàn không còn chứa tinh dầu, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ lan khi ghép.

Sau khi thu hoạch gỗ lũa, người ta thường sẽ chế tác thêm để tăng giá trị thẩm mỹ, giúp người trồng lan làm ra những giò lan tuyệt sắc. Tuy nhiên, gỗ lũa có hình thù càng độc đáo thì giá thành sẽ càng cao.


Ưu nhược điểm khi ghép lan trên gỗ lũa

Không phải tự nhiên mà gỗ lũa ghép lan trở thành kỹ thuật được dân chơi lan yêu thích mà bởi bản chất loại gỗ này mang đến rất nhiều ưu điểm:

Gỗ lũa sở hữu kiểu dáng, kích cỡ đa dạng, phong phú thích hợp tạo kiểu thành các giò lan đẹp, độc
Tồi tại thời gian dài trong tự nhiên nên gỗ lũa có độ cứng, chắc, bền bỉ, tuổi thọ cao, người ghép lan không cần lo lắng về vấn đề liên tục thay đổi môi trường sống cho lan
Gỗ lũa ghép lan hầu như không bị các loại côn trùng gây hại cũng như các loại nấm gây bệnh như nấm trắng, nấm hạt cải,…Gỗ lũa không gặp tình trạng đọng muối khi sử dụng trong thời gian dài giống một số loại giá thể trồng lan khác như than củi,…Khả năng thấm hút nước và giữ ẩm tương đối cao, thích hợp cho hệ rễ lan phát triển mạnh, bám rễ chắc khỏe
Thích hợp với cả các giống lan đơn thân và đa thân

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật này, sử dụng gỗ lũa ghép lan cũng vướng mắc phải một số nhược điểm như:

Gỗ lũa hình thù đẹp bán trên thị trường có giá thành khá cao
Khó khăn trong khâu vận chuyển
Trọng lượng nặng nên không thích hợp với các giàn treo
Dùng gỗ lũa làm giá thể ghép lan, người trồng cần chú ý tưới nước thường xuyên và bón phân nhiều hơn trồng lan trong chậu

Tuy nhiên, các nhược điểm này đều có thể khắc phục hoàn toàn dễ dàng nếu người trồng có kiến thức và kinh nghiệm dùng gỗ lũa trồng, ghép lan.


Cách xử lý gỗ lũa

Trước khi ghép lan trên gỗ lũa, bạn cần xử lý gỗ theo các bước sau:

Vệ sinh sạch sẽ bên ngoài gỗ lũa, chủ yếu là làm sạch bùn đất, bụi bẩn, rêu bằng nước sạch
Ngâm gỗ lũa vào nước vôi 3 – 5 ngày để loại bỏ sạch mầm bệnh rồi đem phơi khô
Tiếp tục ngâm gỗ lũa vào nước có hòa tan hỗn hợp NPK theo tỷ lệ thích hợp cho ngậm no nước thì tiến hành ghép lan

Sau khi đã xử lý xong, bạn tiến hành ghép lan trên gỗ lũa:

Đối với lan đơn thân: dùng máy khoan khoan những lỗ nhỏ trên khúc gỗ lũa, xác định các điểm ghép cây lan rồi cho lan lên khúc gỗ dùng dây cố định chắc chắnĐối với lan đa thân: tỉa rễ lan, rửa sạch và ngâm thuốc kích rễ trước khi ghép trên gỗ lũa, đóng đinh nhiều đoạn trên khúc gỗ đồng thời dùng dây nối đinh lại rồi kẹp gốc lan vào giá thể cố định bằng dây nhựa hay dây nilon
Có thể dùng thêm các giá thể khác như dớn hay rêu bao bọc xung quanh để tăng khả năng giữ ẩm
Ghép xong vài ngày người trồng mới nên tiến hành tưới nước cho giò lan, sau đó tiếp tục duy trì tưới 2 lần mỗi ngày

Từ bài viết chúng ta có thể nhận thấy ghép lan trên gỗ lũa không phải kỹ thuật quá phức tạp mà lại khá đơn giản nếu như người trồng nắm chắc được quy trình. Hãy thử nghiệm ngay với một khúc gỗ lũa đẹp độc đáo nhé!